Thứ Ba, 23 tháng 8, 2016

NGƯỜI CON LAI...



Kính chuyển một câu chuyện thật, rất cảm động "Người Con Lai và Chiếc Vỏ Ốc" được Hoàng Thanh viết lại.  Tác giả : Hoàng Thanh
tên thật Võ Ngọc Thanh, một dược sĩ thuộc lớp tuổi 30, cư dân Westminster, Orange County, đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2010 với bài viết về Lễ Tạ Ơn mang tựa đề “Chỉ với một nụ cười...” Sau đây là bài viết mới của Hoàng Thanh, với lời đề tặng nhân vật có thật của câu chuyện “Thân tặng chị Amy - người con gái da đen có tấm lòng vàng.”



Người Con Lai và Chiếc Vỏ Ốc
Bước vào tiệm food to go, tôi thoáng thấy một phụ nữ da đen - mà tôi nghĩ ngay là người Mỹ đen hay Phi châu, đứng trước quầy thức ăn dường như đang lựa chọn. Như thường lệ, tôi đứng đợi tới phiên mình. Bỗng dưng nghe cô ta nói rất rõ ràng bằng tiếng Việt "Bán cho tui một phần cơm chiên nhỏ", làm tôi ngạc nhiên quay lại nhìn, vì không ngờ cô ta nói tiếng Việt rành thế. Da cô này rất đen, đúng điệu là dân lai Mỹ đen chính hiệu. Khi tôi ra bàn ngồi ăn, cô gái bước đến rụt rè chỉ vào chiếc ghế bên cạnh tôi và hỏi "Tui ngồi đây được không?" Tôi gật đầu.

Trời Cali vào đông lành lạnh, ngồi gắp từng đũa mì Nam vang nóng mà nghe ấm cả lòng. Đang múc muỗng nước lèo thì chị da đen lên tiếng "Trời lạnh quá, ăn cái này ngon lắm mà không chắc bụng". Tôi quay sang nhìn thì bắt gặp cô đen vừa đưa tay chỉ chỉ vào tô mì tôi đang ăn, vừa nói với ánh mắt có vẻ thèm thuồng. Chị đen nói với cái giọng chân chất rất nhà quê "Cơm chiên nó hổng ngon bằng nhưng nó chắc cái bụng, tui mới khiêng đồ nặng nổi". Thấy ái ngại, tôi nói ngay "Chị ăn không, tôi kêu tặng chị một tô". Chị đen lắc đầu "Giờ ăn hổng kịp đâu, trễ xe bus là cả tiếng nữa mới có chuyến sau". Tôi hỏi "Chị làm gì mà phải khiêng nặng?". Chị đáp "Tui lau chùi cầu tiêu, lau sàn nhà, chùi rửa hết tất cả phòng, sắp xếp đồ đạc lại ngay ngắn, khiêng bàn ghế, nhiều bàn ghế nặng lắm, cái gì tui cũng làm hết đó, để mười giờ người ta vô thì mọi thứ phải sạch sẽ đâu vô đó". Rồi chị tiếp "Tui ở xa, nên 7 giờ phải dậy rồi, đi xe bus tới đây thì phải đổi xe bus khác mới tới. Nhưng đói quá nên tui phải xuống mua đồ ăn cho no bụng cái đã rồi mới lấy bus đi tiếp đến chỗ làm". Tôi cứ nghĩ chắc chị đen này đi làm thêm overtime ngày cuối tuần, nên tôi nói "Chị làm thêm cuối tuần vậy, họ trả chị khá không?" Chị nói ngay "Tôi đâu có lãnh lương, làm cho nhà thờ mà, cái này là tui tự nguyện làm, tui làm là cho Chúa, mà tui làm nhiều năm nay rồi...".

Vừa thấy tội nghiệp cho chị đen, tôi vừa thầm khâm phục chị đã có can đảm mà đứng chờ hai chuyến bus từ 7 giờ sáng, ngày chủ nhật - là lúc mà ai nấy đều đang ngon giấc với khí trời rất lạnh ở bên ngoài. Chị không những đã làm được điều phi thường đó, không có lương, một cách vui vẻ, mà lại từ nhiều năm qua...

Bỗng dưng tôi muốn làm quen "Chị tên gì? Mà tại sao chị lại tự nguyện làm công việc này từ bao lâu nay, nhà thờ không có người nào phụ chị sao?". Thấy có người quan tâm, chị đen có vẻ xúc động, nỗi xúc động mà tôi linh cảm như của một con người thường bị hất hủi bỏ rơi. Chị nói nhỏ lại "Tui tên Amy, là tên Mỹ đó, còn tên Việt nam, tui không thích nó...". Chị có tên Việt nam? "Ừa, mà tui ghét nó lắm...". Tôi ngạc nhiên "Tại sao chị lại ghét tên mình?" Chị đen im lặng, và rồi chị kể, bằng cái giọng quê mùa một mạc ....

... " Khi Má sinh ra tui thì mọi người ai cũng đã ghét tui rồi. Chỉ vì tui ra đời dưới ngôi sao xấu, bởi vì cái màu da đen đúa không sao che dấu được của tui. Tui đâu có quyền được chọn màu da gì để sinh ra, cả Má tui cũng không chọn được cho tui. Nhà tui nghèo lắm, ở ven bờ một con sông. Gia đình tui gồm có sáu người: Má và năm chị em, chị Hai, chị Ba, chị Tư , tui, rồi đến em trai Út. Mấy chị và em trai là da vàng, chỉ có tui là đen thui thôi. Nhà tui nghèo mạt rệp, cả căn nhà dột nát không có cả cái bàn hay cái giường, cái ghế. Một mình Má đi mò ốc cả ngày để bán lấy tiền mua đồ ăn cho sáu miệng ăn. Mới ba, bốn tuổi là tụi con nít đã ghét tui. Tui tên Tí, họ Mai là họ của Má, vì Ba bỏ Má từ khi Má mới có bầu tui. Tụi con nít cả đám cứ đi theo sau tui hát nhạo là "Cút về Mỹ đi con Tí đen". Có đứa còn lấy que tre vít cứt chim, cứt gà rồi kêu cả bọn xúm lại đè tôi xuống, trét vô miệng tui, tới khi nào tui lạy, tui khóc thì tụi nó mới tha. Năm sáu tuổi, Má cho tui với mấy chị đi học trường làng, nhưng tụi học trò khinh ghét tui lắm. Có lần tụi nó hè hội đồng tống một đống cứt gà vô miệng, tui không chống cự được nên nuốt vô cổ họng, nghe thúi ình và chua loét. Tui oẹ ra, tụi nó bóc nhét vô lại. Tui vùng vẫy, la hét. Thấy tui khóc dữ quá, mấy chị và em trai xúm lại binh, thì tụi nó đánh mấy chị, vừa đánh tụi nó vừa chửi " Đồ Mỹ đen không cha cút về nước đen mà sống ". Lần đó tui chạy về khóc với Má sưng cả mắt. Má cứ im lặng và rồi bà cho tui nghỉ học luôn. Nhiều lúc tui thèm được đi học, thèm được chơi chung, bất cứ trò chơi nào với chúng bạn, vậy mà đứa nào cũng chê là tui đen, tui dơ, tui thúi... hổng ai thèm chơi.

Tui tủi thân lắm nên hỏi Má. Má bảo là "Ba bỏ Má từ lúc tui chưa sinh ra nữa". Tôi ức lắm, hỏi lại "Thế Ba tên gì? Sao Má không đi tìm?". Má im lặng, rồi Má khóc. Tui thương Má quá, và tui ghét Ba lắm. Tui thề sẽ có một ngày tui tìm gặp Ba và hỏi Ba cho ra lẽ...". Im lặng. Chị đen tiếp "Tại Ba mà giờ này tui vẫn chưa biết đọc, biết viết. Người ta nói là tui mù chữ. Mắt tui sáng mà, tui thấy đường, nhìn tờ báo thì tui chỉ thấy hình, chớ không biết đọc"...

Rồi từ đó tui thui thủi chơi một mình. Nhà nghèo quá làm gì có tiền mua đồ chơi, nên tui cứ quanh quẩn bên bờ biển mà lượm mấy cái vỏ ốc, hốt cát bỏ vô đó, rồi đổ đi, rồi lại hốt vào. Hễ có lượm được cái vỏ ốc nào đẹp đẹp, tui để dành vô cái thùng giấy, lâu ngày có nhiều, tui đem ra ngắm một mình , thích lắm. Tui nhớ lần nọ tui đem ra khoe con bạn, nó lại kêu mấy đứa khác tới coi. Tui khoái lắm, trong bụng chắc mẫm thế nào bọn nó cũng khen cho coi. Ai dè, tự dưng thằng Tọc giựt mạnh một cái làm rách thùng giấy, rồi nó quăng tung tóe hết cả chục cái vỏ ốc của tui ra biển. Tui hoảng hốt giơ hai tay chụp lại nhưng không kịp, thế là mất hết đống vỏ ốc " gia tài " mà tui gom góp gần cả năm trời. Tui đứng đó khóc ròng, cúi xuống nhìn thì chỉ còn sót lại trên cát một cái vỏ ốc to bằng nửa bàn tay, một bên màu đen còn nửa bên kia màu trắng. Tui lật đật lượm lên, dấu vào túi áo. Đám trẻ xúm quanh la to "Cút về Mỹ mà lượm vỏ ốc. Ở đây không có thứ gì cho mầy đâu, đồ da đen". Tui tủi thân quá chạy về nhà khóc với Má. Lần đó Má cũng khóc. Hôm đó Má nói "Làm cái vỏ ốc mà còn sướng hơn Má con mình, bởi nó không biết buồn, không biết khóc, nó tự do khi thì nằm trên cát, lúc lại nhập vào biển cả bao la. Còn Má con mình, suốt đời chỉ sống nhục mãi ở đây thôi". Tui quý cái vỏ ốc trắng đen này lắm, cứ lâu lâu đem ra nhìn. Phần nửa màu đen, sao mà đen thủi đen thui giống da của tui, còn bên kia màu trắng lại óng ánh như có pha lê. Nhớ có lần Má tui dạy "Con người ta giống cái vỏ ốc này vậy, có đen có trắng, có tốt có xấu. Da con dù có đen như bên này, nhưng con phải sống tốt, sao cho cuộc đời mình có ý nghĩa mà óng ánh như nửa bên kia"...

Một hôm bỗng dưng Má nói "Tí đen ơi, đúng là Trời thương Má con mình, mình sắp hết khổ rồi...". Thì ra là chính phủ nước của Ba tui (chính phủ Mỹ) cho nhà tui đi theo diện con đen (con lai). Má và tui mừng hơn bắt được vàng. Lúc vô phỏng vấn, tui run quá nên cứ khóc, mà tay chân thì lạnh ngắt. Tui cứ sợ ông Bill - tên ông hỏi chuyện Má tui, mà thấy tui đen, tui xấu, tui hôi, tui dơ... ổng không cho đi thì tui phải ở đây suốt đời tui khổ lắm. Má tui cũng khóc, năn nỉ cô thông dịch xin ông Bill cho đi Mỹ. Lúc đó tui nghe ai cũng nói ở Mỹ sướng lắm, con nít được đi học, dù mình đen cũng không ai đánh mình, không ai nhét cứt vô miệng mình... Khi đó chị Hai và chị Ba có chồng rồi, còn chị Tư và em trai thì chưa. Má định nếu được đi Mỹ rồi thì Má sẽ nhờ người làm đơn xin chính phủ cho chị Tư và em tui đi sau. Đêm trước hôm phỏng vấn, Má lo quá không ngủ được, mấy mẹ con cứ ngồi ôm nhau khóc cả đêm. Với gia đình tui, thì nước Mỹ là thiên đàng, chỉ tới Mỹ thì chúng tui mới hết khổ. Khi ông Bill biết rằng chị Tư và em trai còn độc thân, ông nói "Chiến tranh đã làm cho Bà và các con cực khổ, nên nay vì nhân đạo, chúng tôi cho Bà, cô con gái lai và cả hai người con độc thân cùng đi để qua Mỹ đùm bọc nhau mà sống". Cả nhà tui khóc, vì mừng quá, đến nỗi quên cả nói lời cám ơn ông Bill...

Đặt chân đến "thiên đàng" Virginia, bốn Má con tui không biết một chữ tiếng Anh, nói không được câu nào, mà đọc cũng rặn không ra, còn viết thì một chữ bẻ đôi cũng không biết. Một người quen cùng làng ngày xưa nhận ra Má nên giúp tìm dùm cho chúng tôi thuê một căn appartment nhỏ xíu một phòng ngủ để cả nhà ở chung.

Cả nhà tui đi làm đủ thứ nghề nặng nhọc đễ đắp đỗi qua ngày. Tui còn nhớ lần thi vô quốc tịch, tui lo quá chừng, cứ học thuộc lòng những câu hỏi như con vẹt, vì tui có đọc và hiểu được chữ nào đâu. Có một chị người Việt đọc cho tui nghe các câu hỏi rồi biểu tui học cho thuộc, hễ người ta hỏi câu nào thì trả lời y như đã thuộc. Vậy mà may mắn ghê, tui đậu. Khi họ hỏi tui muốn có tên Mỹ không, hay vẫn muốn giữ cái tên Việt nam là Tí Mai, thì tui khóc. Không biết nói tiếng, tui nhờ cô thông dịch nói dùm với ổng là "Tui ghét lắm cái tên Tí đen, vì nó đen như màu da tui, đen như tuổi thơ nghèo hèn của tui". Ông Mỹ trắng hỏi tui muốn tên gì. Lúc đó tui chỉ nhớ đến đứa cháu họ xa, đi lính cho quân đội Mỹ. Có một lần về thăm Má con tui ở Virginia, nó nói lý do nó đi lính là vì nó muốn đền ơn chính phủ. Tui nhớ mang máng nó có nói quân đội Mỹ gọi là... "AMI"... gì đó thì phải. Thiệt tình khi đó tui không biết chữ "AMI" viết làm sao nữa, nên tui nói đại với cô thông dịch là "Tui muốn cám ơn chính phủ Mỹ, cám ơn ông Bill đã thương mà cho Má con tui đi, nên tui muốn có tên Mỹ là AMI, có nghĩa là quân đội". Tui còn nhớ khi nghe tui nói vậy thì cô này cười, dễ thương lắm, và cô viết tên tôi lên tờ giấy đưa cho ông Mỹ. Thế là passport của tui có cái tên Amy Mai từ đó. Mãi sau này tui mới biết là cô đã quên chữ e rờ (R), vì quân đội viết là "army", nhưng sao có người lại nói với tui là cô ta cố tình quên...?

Sau đó vài năm thì phát hiện ra là Má tui bị có nước trong phổi. Bác sĩ sau khi hỏi cặn kẽ thì giải thích rằng "Do Má ngâm nước lạnh hằng mấy chục năm liền khi đi mò ốc, nên giờ phổi Má yếu lắm". Mấy chị em sợ quá, đứa nào cũng đi làm quần quật mà không sao đủ tiền mua thuốc cho Má. May mà Trời thương, nên lại có người hàng xóm ngày xưa biết chuyện, bảo chị em tui qua Cali ở đi thì khí hậu ấm sẽ tốt hơn cho sức khỏe của Má. Nhưng tiền đâu mà mua vé máy bay? Cô Anh bảo "Khi xưa lúc chồng cô mới chết, cô một mình với con nhỏ, sức khỏe yếu nên không sao ngâm nước nổi, nhờ Má cho cô bữa bịch ốc, khi mấy con tôm mà sống qua ngày, nên cô muốn đền ơn Má bằng cách mua bốn vé máy bay cho chúng tôi qua Cali, cô cũng đã thuê sẵn một appartment nhỏ (cô Anh đã trả trước một tháng tiền nhà) cho Má con tui.

Thế là cả nhà kéo nhau qua Cali. Cả tháng trời không ai xin được việc làm. Khi chỉ còn vài ngày là hết tháng, tụi tui lo lắm vì tiền đâu để trả cho tháng tới? Gọi phone cho cô Anh thì cô và gia đình đi đâu rồi nên không sao liên lạc được. Một buổi tối trước ngày Giáng sinh, mấy Má con đứng đón bus về nhà. Trời lại lạnh , bụng ai cũng đói, nên không còn sức để mà đi, cứ đứng mà run. Chúng tôi thấy nhiều người đi vào một nhà thờ nhỏ. Vì lạnh quá, nên chúng tôi cũng đi vô đại định tìm một chỗ trú cho ấm chút rồi sẽ về. Đó là buổi tối đánh dấu một bước ngoặc lớn trong cuộc đời chúng tui. Trên kia, mục sư Bảo đang giảng về tình yêu của Chúa. Ông nói "Chúa luôn dang rộng vòng tay yêu thương cho mọi người". Có lẽ lúc ấy, vì quá buồn, mỏi mệt và tủi thân, nên bốn Má con đứng khóc ròng. Một người đàn bà bước lại hỏi thăm ( sau này tui mới được biết làvợ mục sư Bảo). Má con tui thật lòng kể hết. Vợ chồng mục sư cùng một vài cô chú ở nhà thờ thấy tội nghiệp nên chở dùm mấy Má con về nhà, rồi hôm sau người ta đem đồ đến cho, bàn ghế, quần áo, tiền bạc, thức ăn. Rồi đích thân vợ chồng mục sư giúp điền đơn dùm Má con tui để xin tiền bệnh, tiền trợ cấp. Cũng chính nhờ sự động viên, nâng đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần mà má con tui mới sống nổi qua ngày...

Và từ đó chúng tui đi nhà thờ mỗi chủ nhật. Cám ơn Chúa. Cầu nguyện cho Má mau hết bệnh. Cầu nguyện cho mấy chị em có công ăn việc làm. Các cô chú trong nhà thờ đối xử rất tốt với tui, không ai nhìn màu da tui mà khinh khi hết. Tui vui lắm khi mọi người cứ kêu "Amy, đến phụ cô làm cái này đi!", "Amy, ăn chút gì cho có sức rồi hẵng làm chứ cháu ..". Và tui biết là ở nơi nào có Chúa, thì tui có tình thương...

Mang ơn vợ chồng mục sư Bảo và các cô chú trong nhà thờ, nên mấy chị em tui tình nguyện làm bất cứ việc gì nhà thờ cần. Tiền thì không có, nên chúng tui đóng góp bằng công sức và thời gian. Tui không bao giờ buồn vì công việc mình làm hết. Mà cầu tiêu ở Mỹ sạch sẽ lắm kìa, không có dơ, không có thúi như mấy đống cứt gà mà hồi nhỏ tui phải nuốt đâu. Tui vui lắm, dù công việc có cực nhọc cách mấy, vì tui biết mình làm là đền đáp công ơn Chúa...

Và rồi một ngày Chúa gọi Má tôi về với Ngài. Bà chết khi trong túi mấy chị em cộng lại hết vẫn chưa được một đồng. Lúc còn sống, Má cứ ước có tiền về Việt nam thăm chị Hai, chị Ba và các cháu. Vậy mà mơ ước chưa thành, Má đã ra đi. Tui còn nhớ lúc biết mình sẽ không qua khỏi, Má nói với các chị em tui "Ngày xưa Má cứ ước ao cả nhà mình qua đến được thiên đàng, nhưng nếu như Má có mất thì mấy con ráng lo cho Má về Việt nam mà chôn cất, dù gì nằm bên bờ sông ngày xưa với mấy con ốc, Má vẫn thấy ấm lòng hơn...". Cả nhà ai cũng đều biết ước nguyện cuối cùng của Má là được chôn nơi miền quê cha đất tổ, mà đào đâu ra tiền để chở xác Má về Việt nam? Tụi tui chỉ biết khóc, vì không mua nổi một quan tài cho Má. Vợ chồng mục sư Bảo biết rõ ước nguyện của Má, nên tối nào mục sư cũng lên đài kêu gọi mọi người giúp một tay. Đêm nào mấy chị em cũng ngồi trên đài với mục sư Bảo và tụi tui cứ khóc, thương Má, mang ơn vợ chồng mục sư và tất cả những người hảo tâm. Nhiều người mang tiền đến tận nhà giúp. Cuối cùng quyên góp được 16 ngàn đồng - cả một gia tài mà mấy chị em tui không bao giờ dám mơ tới. Phải, 16 ngàn đồng - con số này suốt đời tui không thể nào quên. Đó là công ơn của hằng trăm người, mà nhiều nhất là vợ chồng mục sư Bảo và bác sĩ Nguyễn Hùng. Anh Tuấn ở nhà quàn biết hoàn cảnh nhà tui, nên anh bớt cho hai ngàn tiền chi phí chuyên chở xác Má về Việt nam. Em trai tui được mua vé đi cùng về Việt nam với Má. Rồi số tiền còn lại thì mục sư đưa cho em tui về mua đất và lo chôn cất Má. Thế là cuối cùng Má cũng được về yên nghĩ vĩnh viễn bên vùng ven biển ngày nào với những con ốc nhỏ ngày xưa. Tạ ơn Chúa. Tạ ơn những tấm lòng...

Hôm đưa em trai ra phi trường, tui đưa nó gói giấy trong đó có cái vỏ ốc trắng đen. Tui dặn nó nhớ thảy xuống huyệt khi chôn Má. Nó không chịu, hỏi lại là " Chị quý nó lắm mà ? ". Tui gật đầu. Nhưng tui biết Má thích biển, và đặc biệt là cái vỏ ốc này, Má cũng quý nó như tui. Lời Má dạy con ghi nhớ, con không tiền, không có gì tặng Má. Thôi con gửi Má cái vỏ ốc này, Má mang theo mà về với Chúa. Mong Má nói với Ngài rằng " Con Tí đen vẫn luôn cố gắng sống tốt, sao cho cuộc đời đẹp và có ý nghĩa nhưng nửa trắng óng ánh bên kia của vỏ ốc...

Chị Amy ngừng kể. Tôi im lặng, vì tôi biết có nói gì cũng sẽ là rất thừa thãi vào giây phút này. Bất chợt chị nói " Tui không biết tên Ba, phải chi tui được gặp lại ông Bill năm nào phỏng vấn, có thể tui nhờ ổng tìm ra Ba tui... "

- Chị mong gặp lại Ba chị à? Chị không giận Ba sao ?

- Ngày xưa tui ghét Ba lắm. Nhưng Chúa dạy rằng "Mình phải biết tha thứ và yêu thương. Tui chỉ mong gặp Ba, để nhìn ông và kêu một tiếng "BA" một lần trong đời". Ngừng một chút, chị tiếp "Và tui sẽ nói rằng "Ba đã làm Má khổ và con buồn. Vậy thôi..."

Gió ngoài trời lành lạnh, báo hiệu một mùa Giáng sinh nữa lại sắp đến. Tôi hỏi "Năm nay Giáng sinh, chị sẽ làm gì?". Chị Amy buồn buồn đáp "Tui đến nhà thờ dọn nhà cầu, khiêng bàn ghế, lau chùi các phòng, dự Thánh lễ rồi về nhà... nhớ Má. Má mới mất năm ngoái thôi, nên tui nhớ bả lắm, nhớ cả cái vỏ ốc trắng đen ngày xưa...". Chị lại tiếp "Năm nào tui cũng đâu có tiền mà mua gì dâng tặng nhà thờ, hay tặng vợ chồng mục sư - người mà gia đình tui mang ơn cả đời, nên tui chỉ biết cầu nguyện cho mọi người. Nhiều lúc tui buồn lắm, vì không năm nào có tiền mua món quà gì dâng Chúa..."

- Những gì chị làm, chắc chắn là Ngài sẽ biết mà. Tôi tin chắc là thời gian, công sức và tấm lòng của chị, sẽ là một trong những món quà mà Ngài ưng ý nhất...

Chị Amy chỉ cười, không nói. Tự dưng chị hỏi "Khi nào cuộc đời tui đăng lên báo, chị cho tui xin ba tờ được không?"

- Được chứ. Tôi đáp ngay.

- Tui sẽ mang biếu vợ chồng mục sư Bảo một tờ, bác sĩ Nguyễn Hùng một tờ, còn một tờ tui sẽ nhờ ai đó đọc cho tui nghe, tại tui không biết chữ, rồi thì tui sẽ giữ nó mãi suốt đời. Phải chi Má còn sống, nghe đọc tờ báo này, chắc Má tui vui lắm...".

Chị Amy nhờ tôi gửi bài viết này kính tặng vợ chồng Mục sư Nguyễn Xuân Bảo, bác sĩ Nguyễn Hùng cùng tất cả những tấm lòng nơi Thánh đường Sàigòn. Chị nói "Đây là món quà - từ trái tim, chị dâng tặng mọi người nhân mùa lễ Giáng Sinh ".

Trước khi chia tay, tôi hứa sẽ mang tặng chị Amy ba tờ báo, và sẽ đọc cho chị nghe. Chị nói "Cám ơn người đẹp". Tôi ngượng ngùng "Chị đừng gọi tôi là người đẹp, kỳ lắm". Amy đáp "Đẹp chứ, bởi vì chị trắng hơn tui.."...

Tôi quay đi. Chạnh cả lòng. Nhìn xuống làn da mình, tôi tự hỏi "Cuộc đời này có được bao người thật sự "trắng da" hơn chị?"

Hoàng Thanh





 

 

Thứ Năm, 18 tháng 8, 2016

THẮNG - THUA

       
Bài học khiêm nhường vẫn còn có giá trị.
          THẮNG - THUA
         3 x 8 = 23
Nhan Uyên ham học hỏi, tính tình tốt bụng, là một đệ tử đắc ý của Khổng Tử.
Một ngày nọ, trên đường đi làm việc, Nhan Uyên thấy một đám đông ồn ào trước cửa tiệm vải. Anh bước đến hỏi mới biết là đang có tranh chấp giữa người mua và người bán vải.
Chỉ nghe người mua hét lớn: “Ba nhân tám là 23, sao ông cứ đòi ta 24 đồng?”
Nhan Uyên đến trước mặt người mua, lễ phép nói: “Vị đại ca này, ba nhân tám là 24, sao có thể là 23 được? Anh tính sai rồi, không nên cãi lộn ầm ĩ nữa”.
Người mua không phục, chỉ thẳng mặt Nhan Uyên nói:“Ai cần ngươi phân xử hay sao? Ngươi biết tính toán sao? Muốn phân xử chỉ có cách tìm Khổng phu tử, đúng hay sai hãy để ông ấy định đoạt! Đi, ta hãy tìm ông ấy để phân xử!”
Nhan Uyên đáp: “Được. Nếu Khổng phu tử nói anh sai, vậy xử lý sao?”
Người mua nói: “Nếu ta sai, hãy lấy đầu ta. Nhà ngươi sai thì sao?”
Nhan Uyên trả lời: “Nếu tôi sai, tôi sẽ từ quan”. Hai người đánh cuộc với nhau như thế, cũng đã tìm gặp được Khổng Tử.
Khổng Tử và Nhan Uyên
Khổng Tử hỏi rõ tình huống, rồi quay sang Nhan Uyên cười nói: “Ba nhân tám là 23 đó! Nhan Uyên, con thua rồi, lấy mũ quan xuống đem cho người ta đi!”
Nhan Uyên trước giờ chưa bao giờ cãi lại sư phụ. Nghe Khổng Tử nói mình sai, anh đành tháo mũ xuống giao cho người mua kia nhưng trong lòng không phục. Người mua nhận mũ, đắc ý rời đi.
Nhan Uyên cho rằng Khổng Tử già rồi đâm ra hồ đồ, liền không muốn ở lại học tập Khổng Tử nữa. Ngày hôm sau, Nhan Uyên quay lại lấy cớ nhà có việc muốn xin nghỉ học… Khổng Tử rất rõ tâm tư Nhan Uyên, nhưng không nói gì, chỉ gật đầu đồng ý.
Trước khi đi, Nhan Uyên quay lại cáo biệt Khổng Tử. Khổng Tử muốn Nhan Uyên trở về nhà bình an, cũng dặn dò hai câu: “Ngàn năm cổ thụ không náu thân, sát nhân không rõ chớ động thủ”.
Nhan Uyên đáp lại một câu: “Con xin ghi nhớ”, rồi rời đi.
Trên đường về, gió thổi mây dâng, sấm rung chớp giật, trời muốn đổ mưa to. Nhan Uyên tiến đến một cây đại thụ mục rỗng bên ven đường, muốn tránh mưa. Anh đột nhiên nhớ lại lời Khổng Tử đã nói: “Ngàn năm cổ thụ không náu thân”
Nghĩ thầm, sư đồ nhất tràng, anh nghe theo lời sư phụ, tránh xa khỏi cái cây rỗng. Vừa rời đi không xa thì nghe một tiếng sấm, sét đã đánh tan cây cổ thụ kia. Nhan Uyên kinh ngạc: “Câu đầu sư phụ nói đã ứng nghiệm sao! Chẳng lẽ ta còn có thể sát nhân ư?”
Khi về tới nhà thì trời cũng đã khuya. Không muốn kinh động người nhà, Nhan Uyên dùng bảo kiếm mang theo bên người để đẩy chốt cửa phòng nơi thê tử của anh đang ngủ.
Đến bên giường, sờ lại thấy hai người nằm hai bên giường. Nhan Uyên vô cùng tức giận, giơ kiếm định chém, lại nghĩ đến câu nói thứ hai của Khổng Tử: “Sát nhân không rõ chớ động thủ”, bèn đốt đèn lên xem, hóa ra một người là thê tử, người kia là muội muội của anh.
Ngày hôm sau, Nhan Uyên quay trở lại, thấy Khổng Tử liền quỳ xuống nói: “Sư phụ, hai câu người nói đã cứu ba người là con, vợ con và muội muội của con đó! Sao người lại biết trước chuyện sẽ xảy ra vậy?”
Nhan Uyên cảm thấy kính phục thầy sâu sắc, cũng đã biết được ẩn ý của Khổng Tử. Khổng Tử đỡ Nhan Uyên dậy và nói: “Ngày hôm qua thời tiết khô nóng, đoán chừng sẽ có cơn dông, nên ta nhắc nhở con: “ngàn năm cổ thụ không ai náu thân”, con lại mang khí bực trong người, trên thân đeo bảo kiếm, cho nên ta khuyên con “sát nhân không rõ chớ động thủ”!”
Nhan Uyên vừa vái lạy vừa nói: “Sư phụ liệu sự như thần, đệ tử mười phần kính nể!”
Khổng Tử lại nói tiếp: “Ta biết rõ con xin phép về nhà nghỉ là mượn cớ, thật ra cho rằng ta đã già nên hồ đồ rồi, không muốn học ta nữa. Con nghĩ xem, ta nói 3 nhân 8 bằng 23 là đúng, con thua, bất quá là thua cái mũ quan kia, nếu ta nói 3 nhân 8 bằng 24 mới đúng, người mua kia thua, đây là một mạng người đó! Vậy con nói xem, chức vị quan trọng hay mạng người quan trọng hơn?”
Nhan Uyên bỗng giật mình tỉnh ngộ, quỳ gối trước mặt Khổng Tử mà thưa: “Sư phụ trọng đại nghĩa coi nhẹ tiểu tiết, đệ tử còn tưởng rằng Sư phụ vì lớn tuổi mà thiếu minh mẫn, đệ tử hổ thẹn vạn phần!”
Từ đó về sau, bất luận Khổng Tử đi đến đâu, Nhan Uyên theo đến đó không rời sư phụ...
Câu chuyện này gợi cho tôi nhớ tới ca từ trong một bài hát tuyệt vời của Khắc Lý Lâm: 
  “Nếu như mất đi bạn, được cả thế giới cũng để làm gì?”
– Tranh cãi với khách hàng. Bạn thắng rồi. Khách mất đi.
– Tranh cãi với đồng nghiệp. Bạn thắng rồi. Đoàn đội tiêu tan.
– Tranh cãi với người nhà. Bạn thắng rồi. Tình thân biến mất.
– Tranh cãi với bạn hữu. Bạn thắng rồi. Bạn hữu dần xa.
– Tranh cãi với vợ / chồng. Bạn thắng rồi. Tình cảm nhạt phai.
– Tranh cãi với bất kỳ ai. Bạn thắng rồi thì sao??? Thắng có nghĩa là bạn THUA???
Hãy tranh cãi, tranh đấu với chính bản thân. Nếu tự thắng Bản thân sẽ trở thành người: Từ Bi, Khiêm Tốn, Bao Dung Độ Lượng… thì lúc đó bạn mới thật sự THẮNG”.

Thứ Hai, 15 tháng 8, 2016

TÁCH CÀ PHÊ TRÊN TƯỜNG


Tách cà phê trên tường


coffee avatar (2)Tay này ăn mặc nhếch nhác, lệch lạc so với đẳng cấp bảnh bao của quán. Ngó mặt là biết dân khố rách áo ôm rồi. Anh ta tỉnh bơ kiếm ghế ngồi, ngó lên tường, rồi gọi ”Cho tách cà phê tường”. Anh bồi, theo thói quen, đon đả phục vụ cà phê cho khách.
Vũ Thế Thành (dịch từ ”Coffee on the wall)
Tác giả : không rõ
Tôi và người bạn ngồi nhâm nhi cà phê trong quán cà phê loại bảnh ở một thị trấn nhỏ, sát bên thành phố Venise, kinh đô của ánh sáng và sông nước.
Bức tường đã nói lên sự hào phóng và ân cần của người dân thị trấn nhỏ bé này
Bức tường đã nói lên sự hào phóng và ân cần của người dân thị trấn nhỏ bé này
Một người khách vào quán, ngồi vào bàn bên cạnh và gọi: ”Cho 2 cà phê, một bàn, một tường nghe”. Gọi cà phê kiểu này hơi bị lạ. Chúng tôi để ý và thấy anh bồi chỉ mang ra 1 tách cà phê, nhưng lúc tính tiền lại trả 2 tách. Khi khách rời quán, anh bồi dán lên tường mảnh giấy nhỏ, ghi ”Một tách cà phê”.
Lát sau, hai người khách khác vào quán, gọi 3 tách cà phê, 2 bàn và 1 tường. Hai tách cà phê mang ra, nhưng khi tính tiền lại tính 3 tách, và anh bồi lại dán thêm mảnh giấy nhỏ lên tường, ”Một tách cà phê”
Coi bộ kêu 1 trả 2, kêu 2 trả 3 là luật chơi ở đây thì phải. Chơi kiểu gì mà quái đản thế, làm tụi tôi cũng thấy khó xử (chẳng lẽ phải chơi theo?). Mà thôi, mặc kệ, chẳng mắc mớ gì nhau. Uống xong, tụi tôi tính tiền rồi đi.
Vài hôm sau quay lại quán nhâm nhi cà phê, lại gặp một anh chàng bước vào quán. Tay này ăn mặc nhếch nhác, lệch lạc so với đẳng cấp bảnh bao của quán. Ngó mặt là biết dân khố rách áo ôm rồi. Anh ta tỉnh bơ kiếm ghế ngồi, ngó lên tường, rồi gọi ”Cho tách cà phê tường”.Anh bồi, theo thói quen, đon đả phục vụ cà phê cho khách. Uống xong, anh chàng bỏ đi, chẳng tính tiền tính bạc gì cả. Còn anh bồi đến bên tường, gỡ mảnh giấy nhỏ, vất vào sọt rác. Tụi tôi trố mắt nhìn.
Thế là rõ! Cách cư xử rất trọng thị với những kẻ khố rách áo ôm của người dân thị trấn nhỏ bé này làm chúng tôi xúc động.
Cà phê đâu phải thứ gì bức thiết đối với xã hội hay con người đâu. Nếu chúng ta may mắn thưởng thức được một thứ gì đó mà mình thích, có lẽ cũng nên nghĩ tới người khác 1 chút, những người cũng thích những thứ như ta thích, nhưng họ lại kẹt tiền.
Cái cách ứng xử của anh bồi với nụ cười mới là kiểu chơi đẹp, một kết nối giữa những kẻ có tiền và người kẹt tiền.
Ngẫm thử coi, tay khố rách áo ôm đó muốn uống cà phê, bước vào quán đâu cần phải hạ mình xin xỏ ai để có tách cà phê, cũng chẳng cần biết người nào tặng mình tách cà phê, chỉ cần nhìn lên tường, gọi cà phê, uống, rồi đi.
Bức tường đã nói lên sự hào phóng và ân cần của người dân thị trấn nhỏ bé này.
Vũ Thế Thành  (dịch từ ” Coffee on the wall”)
——0——
Nguyên bản 

http://www.kindspring.org/story/view.php?sid=44089

Coffee on the wall
I sat with my friend in a well-known coffee shop in a neighboring town of Venice, the city of lights and water. As we enjoyed our coffee, a man entered and sat on an empty table beside us.

He called the waiter and placed his order saying, Two cups of coffee, one of them there on the wall. We heard this order with rather interest and observed that he was served with one cup of coffee but he paid for two. As soon as he left, the waiter pasted a piece of paper on the wall saying A Cup of Coffee.

While we were still there, two other men entered and ordered three cups of coffee, two on the table and one on the wall. They had two cups of coffee but paid for three and left. This time also, the waiter did the same; he pasted a piece of paper on the wall saying, A Cup of Coffee.

It seemed that this gesture was a norm at this place. However, it was something unique and perplexing for us. Since we had nothing to do with the matter, we finished our coffee, paid the bill and left.

After a few days, we again had a chance to go to this coffee shop. While we were enjoying our coffee, a man entered. The way this man was dressed did not match the standard nor the atmosphere of this coffee shop.

Poverty was evident from the looks on his face. As he seated himself, he looked at the wall and said, one cup of coffee from the wall. The waiter served coffee to this man with the customary respect and dignity.

The man had his coffee and left without paying. We were amazed to watch all this when the waiter took off a piece of paper from the wall and threw it in the dust bin.

Now it was no surprise for us the matter was very clear. The great respect for the needy shown by the inhabitants of this town welled up our eyes with tears.

Coffee is not a need of our society neither a necessity of life for us. The point to note is that when we take pleasure in any blessing, maybe we also need to think about those people who appreciate that specific blessing as much as we do but they cannot afford to have it.

Note the character of this waiter, who is playing a consistent and generous role to get the communication going between the affording and the needy with a smile on his face.

Ponder upon this man in need. He enters the coffee shop without having to lower his self-esteem he has no need to ask for a free cup of coffee without asking or knowing about the one who is giving this cup of coffee to him he only looked at the wall, placed an order for himself, enjoyed his coffee and left.

When we analyze this story, along with the other characters, we need to remember the role played by the wall that reflects the generosity and care of the dwellers of this town.

.

Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2016

RẢI TRO THEO GIÓ



Sáng tiến quân, chiều rời Thành Nội
Bao người đi đã chẳng quay về
Hải Vân trọn một lời thề
Tro bay tung gió hồn về thiên thu...

Hoàng Kim Mimosa

Tưởng nhớ Tướng Ngô Quang Trưởng

Rải tro theo gió

Nguyễn Tường Thiết


Tặng Nhung, “đứa con đầu lòng” của nhà văn Thạch Lam.

Tôi gặp anh tất cả bốn lần. Bốn lần đó trải dài hơn ba thập niên. Không nhiều. Đã thế dường như trong cả bốn lần đó ngoài cái gật đầu chào chúng tôi không hề trao đổi với nhau lấy một tiếng. Anh vốn ít lời. Còn tôi thì e dè. Tôi vốn có tính rất ngại bắt chuyện với một người nổi tiếng, đặc biệt nếu người ấy lại là người có quyền thế. Trong thâm tâm tôi biết nếu tôi mở chuyện thì anh cũng sẽ vui vẻ bắt chuyện ngay. Đằng sau gương mặt lầm lì ít nói ấy anh là người rất bình dị. Nhưng lần nào cũng thế sau cái gật đầu chào, tôi không bao giờ cất tiếng. Để đến bây giờ ngồi trước bàn máy vi tính một buổi sáng mùa thu miền Tây Bắc nước Mỹ, tôi viết đôi dòng về anh mà lòng không khỏi gợn chút nuối tiếc: bài viết của tôi vì thế sẽ không ghi lại một mẩu đối thoại nào, dù ngắn, để làm kỷ niệm giữa anh và tôi. Mà nào giữa chúng tôi đâu có phải người xa lạ gì cho cam? Anh là nguời rất thân cận trong đại gia đình Nguyễn Tường chúng tôi, là chồng của người em họ tôi, trưởng nữ của nhà văn Thạch Lam.

Tôi nhớ lại hình ảnh anh trong bốn lần gặp ấy. Bốn lần thì có đến ba anh hiện lên trước ly rượu. Đó cũng là hình ảnh cha tôi thường thoáng hiện mỗi lần tôi nhớ về ông. Trước ly rượu anh trầm ngâm yên lặng. Cha tôi cũng thế. Và bao giờ cũng vậy mỗi lần nghĩ về anh lòng tôi không khỏi có ngầm một sự hãnh diện thầm kín rằng dòng họ tôi có được một người rể như anh nổi tiếng là người thanh liêm. Cách đây sáu năm khi tái bản cuốn truyện của cha tôi, cuốn Giòng Sông Thanh Thủy, tôi đã viết lời đề tặng anh trên trang đầu cuốn sách những lời thật lòng: “Tặng anh Ngô Quang Trưởng, với cả tấm lòng quí mến và ngưỡng mộ”.


Tướng Ngô Quang Trưởng


Cơ duyên nào mà một vị tướng lừng danh của quân lực miền Nam Việt Nam lại kết duyên với cô con gái lớn của nhà văn tài hoa nhất Tự Lực Văn Đoàn? Tôi không biết nhiều để trả lời thật đúng cho câu hỏi này. Người có thẩm quyền trả lời là bà Trưởng. Mang dòng máu của nhà văn Thạch Lam tôi nghĩ Nhung nếu muốn viết cũng sẽ dễ thôi. Tôi cũng không có ý định viết hồi ký về anh vì thật tình tôi không biết nhiều. Chỉ xin ghi lại đây đôi chút kỷ niệm với anh trong dăm lần gặp gỡ hiếm hoi.

Trước khi gặp anh lần đầu tiên vào năm 1962 tôi đã nghe lan truyền câu chuyện về một mối tình tay ba của hai sĩ quan trẻ thuộc hai binh chủng khác nhau của QLVNCH, một không quân và một nhẩy dù, với cô con gái lớn của một nhà văn nổi tiếng. Hai quân nhân cùng yêu một cô gái. Đó là chuyện thường tình trong cuộc chiến. Điểm đặc biệt họ lại là đôi bạn rất thân nhau. Trước cái chết có thể đến bất cứ khi nào, họ giao ước với nhau trong tình bạn là nếu người nào nằm xuống trước thì người kia nguyện sẽ suốt đời chăm lo cho cô gái kia. Người phi công sau đó tử nạn máy bay và định mệnh đã đẩy cô em họ tôi gắn liền cuộc đời với anh Trưởng. Sau này nhiều lần gặp Nhung tôi toan hỏi Nhung về câu chuyện tình này có đúng sự thực hay không, nhưng tôi lại thôi không hỏi. Với tôi đó là một huyền thoại đẹp, hãy cứ để nguyên vẹn như thế trong trí tưởng tượng của tôi.

Năm 1962 tôi ở Sài Gòn và dậy học tại trường trung học Minh Tân ở Biên Hòa. Một bữa anh Triệu tôi, hiệu trưởng trường Minh Tân, chở tôi từ Biên Hòa về Sài Gòn trên chiếc xe lambretta của anh. Đến Thủ Đức anh tôi đề nghị ghé thăm Nhung lúc này đang ở đó. Trong lúc nói chuyện với Nhung thì có tiếng xe đỗ ở ngoài cửa. Tôi nhìn ra. Từ trên xe jeep một sĩ quan bận đồ dù nhẩy xuống. Hai bông mai trên ve áo trận. Anh Trưởng lúc ấy cấp bậc Trung úy giữ chức vụ Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 5 Nhẩy Dù. Anh người tầm thước, nước da ngâm đen, khuôn mặt sần sùi khắc khổ. Cảm tưởng đầu tiên của tôi là anh không những không đẹp trai, lại không có cái “tướng” hùng của một quân nhân. Trí tôi lúc ấy thoáng hiện câu chuyện tình tay ba và tôi hình dung khuôn mặt anh chàng phi công tử trận chắc là phải hào hoa và đẹp trai hơn anh Trưởng.

Năm 1967 tôi gặp anh Trưởng lần thứ nhì ở Huế thì trên ve áo trận của anh hai bông mai đã thay thế bằng một ngôi sao. Anh đã lên tướng! Người sĩ quan tôi trông không có “tướng” ấy, năm năm sau đã được thăng tướng trong một thời gian ngắn kỷ lục. Trong họ tôi bắt đầu có lời đồn đãi là từ khi anh Trưởng lấy Nhung thì như diều gặp gió đường binh nghiệp của anh lên vùn vụt. Từ một Trung úy Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 5 Nhẩy Dù anh bây giờ là Chuẩn tướng Sư đoàn trưởng Sư đoàn 1 Bộ Binh. Năm ấy từ Sài Gòn tôi bay ra Huế hai tuần lễ và tá túc tại đại học xá Nam Giao, nơi mà hai năm trước tôi đã từng là sinh viên nội trú để theo học ở Đại Học Khoa Học Huế. Từ Nam Giao tôi đi bộ đến thăm cô em họ, lúc này đã khó gặp vì ở một nơi rất “kín cổng cao tường”. Tư dinh của tướng Trưởng là một biệt thự trên đường Lê Thánh Tôn gần nhà bưu điện Huế. Chung quanh tòa nhà giây thép gai giăng đầy, ở bốn góc là bốn lô cốt thiết lập bằng những bao cát với những họng súng chĩa ra từ lỗ châu mai. Người lính gác cổng vào trong nhà báo và Nhung đã ra tận cổng để tiếp tôi. Chúng tôi đang nói chuyện ở sa lông thì anh Trưởng về. Trông anh mệt nhọc nhưng oai phong hơn hẳn lần tôi gặp anh 5 năm trước. Thuở ấy tôi chưa nhập ngũ, vẫn còn là sinh viên, dù vậy trông anh tôi cũng có cảm giác hơi khớp. Không biết có phải vì ngôi sao trên ve áo anh khiến tôi thấy anh oai vệ hơn không. Tôi đứng dậy chào anh trong lúc Nhung nói với anh Trưởng: “Anh Thiết, con bác Tam đấy!”. Anh không nói gì, chỉ khẽ gật đầu, rồi lẳng lặng ra chỗ quầy rượu nơi có đặt mấy chai Martell có ngâm những củ sâm bên trong, anh rót rượu vào ly rồi cầm ly rượu trên tay không uống, anh chậm rãi bước tới bước lui trong phòng khách, đầu cúi nhìn sàn nhà vẻ mặt đăm chiêu suy nghĩ.


Đèo Hải Vân


Năm 1970 khi tôi gặp lại anh lần thứ ba thì tôi đã là một quân nhân. Sau biến cố Tết Mậu Thân tôi nhập ngũ khóa 2/68 Thủ Đức. Ra trường tôi phục vụ ngành Chiến Tranh Chính Trị tại Tổng Cục CTCT ở Sài Gòn. Năm ấy khoảng gần tết thím Sáu tôi tức là bà Thạch Lam mất tôi đi viếng thím trong bộ quân phục. Quan tài thím đặt tại tư dinh tướng Trưởng trong cư xá sĩ quan Chí Hòa. Họ hàng chúng tôi đứng chật hai bên quan tài đặt chính giữa phòng khách. Xe jeep đậu trước cửa. Anh Trưởng bước vào. Bỏ chiếc mũ lưỡi trai cặp tay – chiếc mũ gắn hai ngôi sao đen – anh đứng yên lặng trước quan tài mẹ vợ cúi đầu. Đứng ở bên này quan tài, đối mặt anh lần đầu trong tư thế một quân nhân, một Thiếu úy trước một Thiếu tướng, tôi cảm nhận tất cả cái trọng trách lớn lao của vị tướng Tư Lệnh Quân Đoàn IV, quân khu IV, hằn trên gương mặt khắc khổ của anh. Hai phút sau anh đội mũ lên đầu rồi vội vã bước ra xe đi mất.

Năm 1972 sau “mùa hè đỏ lửa” tôi là một trong ba sĩ quan của Khối Kế Hoạch/ Tổng Cục CTCT đi thanh tra vùng giới tuyến. Ba người ấy là Trung tá Vĩnh Huyền, Thiếu tá Nguyễn Công Luận và tôi với cập bậc Trung úy. Phái đoàn bay ra Huế trú đóng hai tuần lễ ở Mang Cá trong cổ thành Đại Nội. Không khí nơi đây đượm mùi chiến tranh. Lần đầu tiên kể từ ngày ra trường tôi trực diện với cuộc chiến. Cộng quân lúc này thỉnh thoảng vẫn tiếp tục nã pháo vào cổ thành Huế. Mỗi lần nghe tiếng đạn rít trên không trung tôi quơ nón sắt chụp lên đầu nhào xuống giao thông hào nơi hàng trăm binh sĩ thuộc đủ loại binh chủng và cấp bực cùng nhào xuống trú pháo. Theo bản năng tự nhiên mỗi lần nghe tiếng đạn pháo rít trên cao là tôi lại chúi đầu xuống đất mặc dù tôi biết rằng nghe được tiếng đạn rít tức là mình đã thoát chết vì đạn đã bay qua khỏi đầu. Chính trong lúc trú pháo này mà tôi hiểu được nỗi kinh hoàng mà anh vợ tôi Trung úy Nguyễn Thái Hòa và những chiến sĩ sư đoàn 5 Bộ Binh tử thủ An Lộc đã phải hứng chịu trước những trận mưa pháo dữ dội hơn gấp cả ngàn lần. Trước khi ra Huế lần này tôi đã đi chôn anh Hòa tại nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa. Anh tử trận ngày 7-7-1972 đúng ngày Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu bay xuống An Lộc gắn lon Đại úy cho anh và ngay đêm đó anh bị pháo chết. Nội trong 24 tiếng đồng hồ ông anh vợ tôi đã lên chức hai lần, từ Trung úy lên cố Thiếu tá. Và cũng chính trong lần ra Huế này mà tôi được nghe được rất nhiều giai thoại về anh Trưởng, “người hùng tái chiếm Quảng Trị” lúc này đã được vinh thăng Trung tướng với ba sao trên ve áo và giữ chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn I, Quân khu I. Tất cả những giai thoại đó nếu được ghi lại đầy đủ tôi nghĩ có thể viết thành một quyển sách. Giai thoại về sự thanh liêm trong sạch của anh cũng có. Giai thoại về tác phong chỉ huy của anh cũng có. Giai thoại về lòng thương lính dưới quyền của anh cũng có.

Tôi nhớ là trong giao thông hào giữa hai đợt pháo kích một vị sĩ quan cạnh tôi sau khi biết sự liên hệ rất gần giữa tôi với anh Trưởng hỏi tôi có đi thăm tướng Trưởng trong lần ra Huế này không. Tôi trả lời không. Rồi tôi nói thêm: “Mình chả dại. Đang ngon lành trong ngành CTCT lại ở hậu cứ, gặp ổng nhỡ ổng lại ký giấy tống mình ra tiền tuyến thì mệt lắm. Mà không phải tôi nói giỡn đâu. Một người anh họ tôi cùng khoá với tôi 2/68 đã bị lãnh búa rồi. Ông tướng hãnh diện đi khoe với cố vấn Mỹ là có người anh họ đang chiến đấu ở ngay tuyến đầu!”

Lần thứ tư tôi gặp anh Trưởng là vào tháng 7 năm 1993 tại Virginia, tiểu bang êm đềm của nước Mỹ. Như một khúc phim được quay nhanh, hai mươi ba năm sau ngày tôi gặp anh lần chót ở Việt Nam tôi lại thăm anh Trưởng tại tư gia, một căn nhà khiêm nhường tại vùng thủ đô Hoa Kỳ. Cuộc chiến Việt Nam như một giấc mơ hãi hùng nhưng không thực lúc này đã trở thành dĩ vãng. Năm đó vào tháng 7 chúng tôi bay qua miền Đông nhân ngày giỗ thứ 30 của cha tôi được tổ chức tại nhà anh cả tôi, anh Việt, ở Virginia. Lần đầu tiên gặp anh Trưởng trong bộ thường phục, trông anh là lạ. Anh bận chiếc áo mông-ta-gu màu đỏ trông anh mập ra, trẻ trung và khỏe mạnh. Lần đầu tiên tôi nhìn thấy ở anh vẻ an bình hiện trên gương mặt. Nhưng đó chắc chỉ là bề ngoài. Bên trong chắc hẳn anh mang nặng nỗi đau và niềm cay đắng của một vị tướng bại trận sẽ mang theo anh cho đến tận cuối đời. Anh đích thân rót rượu và ân cần mời tất cả mọi người. Tôi toan tiến lại gần anh, nói với anh vài lời, đặc biệt là bầy tỏ tấm lòng của tôi đối với anh, nhưng tôi lại thôi. Tôi nghĩ trong bụng anh có thể đã nghe những lời bầy tỏ tương tự như thế rất nhiều lần rồi, nói ra lại thành khách sáo, vả lại chúng tôi là người nhà, còn thiếu gì những dịp khác để gặp anh tâm tình. Nhưng tôi đã lầm. Dịp khác để gặp anh đã không bao giờ đến, cho đến khi anh ra đi vĩnh viễn vào ngày 22 tháng 1 năm 2007. Tôi không thể ngờ lần thứ tư tôi gặp anh ở Virginia đó cũng là lần chót. Và chúng tôi vẫn chưa bao giờ trao đổi với nhau được lấy một lời. Tôi chỉ còn cách tự an ủi là ba năm trước khi anh mất anh đã đọc những lời chân tình của tôi viết về anh trên trang đầu cuốn sách Giòng Sông Thanh Thủy tôi gửi tặng.

*
*     *

Trưa hôm nay tôi lái xe đến thăm anh Phạm Hậu. Nhà anh Hậu ở Bothell, cách Shoreline chỗ chúng tôi ở khoảng 20 phút lái xe. Từ mấy năm nay chúng tôi có một giao ước. Cứ cách khoảng hai tháng là hai đứa phải ới cho nhau một tiếng, hẹn nhau tại một quán ăn, ăn trưa rồi ngồi hàn huyên. Luân phiên chúng tôi trả tiền. Nhưng dạo này anh hơi lẫn, ngại lái xe, nên tôi thường đến nhà anh chở anh đi.

Từ trong nhà bước ra anh nói ngay:
– Tôi quên mất rồi. Không biết lần này ai trả tiền, ông hay tôi?

– Tôi cũng không nhớ. Nhưng nhầm nhò gì. Để tôi trả cho. Anh cứ “vô tư” đi cho tôi nhờ!

– Này này! Ông đừng có lợi dụng cái bệnh Alzheimer của tôi nhé! Cái gì cũng phải cho nó sòng phẳng...
Trong lúc lái xe tôi nghĩ đến sự tình cờ hi hữu đã khiến chúng tôi gặp lại nhau và ở gần nhau trên nước Mỹ. Bốn mươi năm trước chúng tôi có một thời gian cùng phục vụ tại Khối Kế Hoạch/Tổng Cục CTCT. Anh Hậu lúc ấy là Thiếu tá nhưng anh chỉ tạm trú ở Tổng Cục vài tháng trước khi chờ biệt phái sang Phủ Tổng Thống. Hồi đó tôi nghe đồn anh có “gốc” lớn lắm. Sau này kể anh chuyện ấy anh cười nói: “Gốc mẹ gì! Toàn là đồn nhảm không à!”. Tôi cũng nhớ là sau khi biết tôi là con của ông cụ, anh Hậu, tác giả tập thơ Chuyện Chúng Mình, có đọc cho tôi ngay câu thơ mà anh đã làm trước đó mười năm: “Yêu Nhất Linh tôi chọn tên Nhất Tuấn”. Cùng sang Mỹ năm 1975 và cùng chọn tiểu bang miền Tây Bắc nước Mỹ để định cư, chúng tôi đã có dịp gặp nhau thường xuyên từ hơn ba mươi năm nay.

Ăn trưa xong, bên tách trà nóng, chúng tôi ngồi ôn chuyện cũ. Lẫn trong câu chuyện hình ảnh của những người mà chúng tôi đã từng quen biết năm xưa, người mất kẻ còn, lần lượt hiện ra. Tội nghiệp Trung tá Ngô Văn Hùng, Trưởng khối Kế Hoạch/Tổng Cục CTCT, xếp của chúng tôi, đã chết vì ngộp thở trên chuyến tàu hỏa chở những tù nhân cải tạo ra Bắc. Trung tá Nguyễn Đình Bảo, Trưởng phòng Nghiên Cứu Kế Hoạch, xếp trực tiếp của tôi, cũng đã ra đi tại tiểu bang New Jersey miền Đông nước Mỹ. Trung tá Vĩnh Huyền, Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 50 CTCT, người mà anh Hậu vẫn khen là có gương mặt và tác phong rất bảnh, đã từ lâu tôi mất liên lạc, không biết còn ở Calgary bên Canada hay không. Và Thiếu tá Nguyễn Công Luận nữa, không biết anh còn ở San José hay không, sức khoẻ anh hiện ra sao...

Bên ngoài lướt qua khung kính của nhà hàng mưa nhẹ bay bay. Bãi đậu xe lá vàng phủ ướt nhẹp. Bây giờ là cuối thu, những chiếc lá của hàng cây phong trồng trên bãi đậu xe đã bắt đầu chuyển từ màu vàng óng sang màu đỏ tía. Mỗi lần cơn gió mạnh thổi lá rụng lả tả bay đậu trên mui trên kính những chiếc xe hơi nằm trên bãi.

Tôi nhìn anh Phạm Hậu ngắm hàng râu mép của anh và bỗng thấy anh cũng bảnh y như Trung tá Vĩnh Huyền trong hình ảnh ký ức tôi năm xưa. Chỉ khác là bây giờ râu tóc của nhà thơ này đã chuyển sang màu muối tiêu. Nhớ đến Trung tá Vĩnh Huyền tôi lại liên tưởng đến lần chúng tôi ra Huế năm 1972 và tôi nói với anh Hậu:
– Tôi đang viết giở một bài về tướng Ngô Quang Trưởng, nghe nói anh có làm bài thơ về ông Trưởng hay lắm, anh có thể đọc cho tôi được không?

Năm ngoái cũng trong một lần đi ăn trưa như hôm nay tôi đã kể cho anh Hậu nghe về ước muốn sau cùng của anh Trưởng là sau khi anh chết tro của anh được thả trên đèo Hải Vân. Vào mùa hạ năm 2008, một năm sau khi anh chết, ý nguyện đó đã được gia đình thực hiện. Theo lời Nhung kể cho tôi trong một lần điện đàm thì anh Trưởng có một người tài xế sống ở Việt Nam mà Nhung vẫn thường xuyên liên lạc và giúp đỡ từ nhiều năm nay. Chính chú tài xế ấy đã đón Nhung và các con Nhung tại phi trường Tân Sơn Nhất khi Nhung mang bình tro anh Trưởng về Việt Nam. Từ phi trường chú tài xế chở mọi người về nhà chú tại ngoại ô thành phố Sài Gòn. Thật là một điều lạ lùng là nhà chú tài xế đó lại ở trên đường Thạch Lam, một con đường mới mở sau này khá lớn và dài ở sâu trong Chợ Lớn. Tôi có hỏi Nhung là chú ấy có biết Nhung là con của Thạch Lam hay không Nhung trả lời là chú ấy không biết và Nhung cũng không nói. Rồi sau đó tất cả bay ra Huế thuê xe lên đèo Hải Vân. Đến gần đỉnh đèo nơi một khúc ngoặt nguy hiểm có một cái miếu nhỏ thờ những người bị tai nạn chết ở đó Nhung quyết định chọn chỗ này để rải tro. Suốt ngày hôm đó trời âm u giông gió. Mấy mẹ con và chú tài xế khấn nguyện trước miếu. Một lát lâu sau khấn xong ngửng lên thì trời đất bỗng dưng quang đãng hẳn lên mây tan và trời trong xanh. Vợ con anh Trưởng từng người một kể cả người tài xế trung thành lần lượt rải tro theo gió, tro của vị tướng lừng danh của quân sử VNCH bay trên ngọn đèo hùng vĩ Hải Vân nơi mà chú tài xế kia đã nhiều lần chở vị tướng ba sao qua lại trên trục lộ Huế-Đà Nẵng, ngọn đèo đã đưa vị tướng chấn lĩnh vùng địa đầu lên đỉnh vinh quang và cũng là ngọn đèo đã kéo vị tướng ấy xuống chốn cùng thảm bại.

Rải tro theo gió... trên đỉnh đèo Hải Vân... ý nguyện của người đã khuất gợi lên trong tôi hình ảnh vừa bi hùng lại vừa lãng mạn, như là sự kết hợp tuyệt vời giữa mối tình của viên dũng tướng với cô con gái đầu lòng của nhà văn Tự Lực Văn Đoàn.

Ngậm ngùi tôi lắng nghe anh Phạm Hậu đọc bốn câu thơ sau đây của anh:

Lệnh sáng giữ, lệnh chiều bỏ Huế!
Bao chiến công... cũng thế mà thôi
Hải Vân... tro rắc bốn trời
Hạt tro nào... lạc vào nơi cổ thành?
Nhất Tuấn
Tiểu đoàn 5 Nhẩy Dù VN (3/1954-9/1954).

Nguyễn Tường Thiết

Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2016

LÁ RỤNG VỀ CỘI


LÁ RỤNG VỀ CỘI
Con người ta ai cũng phải chết, nhưng thật là kinh khủng khi biết trước cái chết đang từ từ tiến tới với những bước chậm rãi nhưng đều đặn vững chắc, và càng đau đớn hơn nữa khi biết sắp phải chết trong lúc tuổi còn xuân.  Tất cả xảy ra như trong một giấc mơ, chỉ trong vòng vài tháng thôi mà cuộc sống của tôi biến đổi hoàn toàn, từ một người khoẻ mạnh, yêu đời, trở thành một người ốm nặng chờ chết.
Ngày sinh nhật thứ ba mươi tư tuổi của tôi là một ngày rất đẹp trời.  Buổi chiều mùa hè ấm áp, nhưng không oi bức, cây cỏ xanh tươi, hoa lá đua nhau khoe màu sắc, và những cơn gió dịu nhẹ, thoảng thoảng hương thơm của hoa ngọc lan, hoa hồng mọc đầy trong vườn làm mọi người đều cảm thấy dễ chịu.  Tiệc sinh nhật được tổ chức ở ngoài vườn vào lúc trời chưa tắt nắng, và tối đến sẽ có khiêu vũ ở trong nhà.  Khách mời đa số đều là các bạn trẻ, cỡ tuổi vợ chồng chúng tôi và con cái của họ, những đứa trẻ xinh sắn dễ thương đang nô đùa chạy nhảy ngoài vườn, không khí thật ồn ào và vui nhộn.  Tin buồn chợt đến bất ngờ như một tia chớp, không có dấu hiệu gì báo trước.  Tiệc mới nửa chừng, chưa đến mục cắt bánh thì trong nhà bỗng có tiếng điện thoại reo, chị giúp việc đến bên tôi, lễ phép:
-         Thưa, có điện thoại của bà.
Tôi tạm ngưng câu chuyện đùa rỡn và xin lỗi mọi người, đi vào trong nhà. Cầm ống điện thoại lên, chỉ nghe mới câu đầu thôi, người tôi đã lảo đảo đứng không muốn vững.
Số là cách đây ít lâu, ở gần nách tôi bỗng nổi lên một cái mụn nhỏ to bằng đầu đũa, chỉ hơi cồm cộm nhưng không đau nên tôi chẳng thèm để ý, thì cũng giống như một cái mụn trứng cá thỉnh thoảng vẫn xuất hiện trên mặt tôi vài tuần rồi tự nhiên biến mất.  Nhưng cái mụn này đã ba, bốn tháng rồi mà vẫn còn ở y đó, càng ngày càng to thêm và trên mặt da ngực màu trắng của tôi, màu đỏ của mụn bây giờ trở nên tím bầm, cái mụn dầy lên và nổi cao trông như một cái núm vú thứ ba.  Nó không làm tôi khó chịu, chỉ trừ mỗi khi tắm xong đứng trước gương lau mình và trông thấy nó.  Khi nó to bằng đồng một xu thì chồng tôi bắt đầu lưu ý và bảo tôi:
-         Đây là một cái mụn bọc, chỉ có mụn bọc mới lâu tiêu như thế.  Em nên đến bác sĩ ngoài da mà cắt. 
Và tôi đã làm theo, cái nhân được lấy đi gọn gàng chỉ để lại một vết sẹo nhỏ xíu và da ngực của tôi lại phẳng phiu như cũ.  Tôi tưởng thế là xong, và đã nhanh chóng quên đi cho tới ngày hôm nay…
-         Đây là văn phòng bác sĩ Quân, chúng tôi rất tiếc phải báo cho bà một tin chẳng lành, kết quả biopsy cho thấy cái hạch ở gần nách bà có chứa những tế bào ung thư loại ác tính…
Người tôi lạnh toát, phải mất đến mấy phút mới lấy lại bình tĩnh, tôi lắp bắp hỏi:
-         Cô nói sao? cái mụn bọc ấy mà là ung thư à?
-         Không phải mụn bọc, mà là một hạch bạch huyết bị nhiễm độc.  Cô y tá nhẫn nại cắt nghĩa, bà phải đến bệnh viện để làm thêm thử nghiệm, bác sĩ nghĩ rằng nhũ bộ của bà có thể có vấn đề rồi đó nên mới lan tới các hạch bạch huyết. Nhưng đó mới chỉ là giả thuyết, cần phải kiểm nghiệm lại thì mới biết đích xác, bởi vì cũng có một loại ung thư các hạch bạch huyết.  Nói tóm lại, bà cần phải qua nhiều thử nghiệm nữa mới có thể định bệnh được.  Bà có muốn lấy hẹn ngay ngày mai?
-         Ngày mai à?  Tôi hốt hoảng, không được đâu, ngày mai chúng tôi có việc phải đi xa, hai tuần nữa mới về.
-         Không sao cả, đàng nào bà cũng cần thì giờ để thu xếp công việc. Khi nào sẵn sàng thì gọi phone cho tôi.
Nói xong, cô ta cúp điện thoại.  Tôi cũng đặt máy xuống, đưa hai tay ôm lấy đầu, chờ cho qua cơn choáng váng rồi mới trở ra . 
Suốt thời gian còn lại của buổi tiệc, tôi cố gượng vui, nhưng không thể qua mắt được Ngọc Huệ, người bạn gái thân nhất của tôi từ thuở còn học ở trung học.  Ngọc Huệ bằng tuổi tôi nhưng cho tới bây giờ vẫn còn độc thân.  Cô ta nhìn tôi chăm chú rồi mới ghé tận tai hỏi nhỏ: 
-         Bồ làm sao thế? từ nãy giờ trông bồ như người mất hồn.
Biết không thể dấu được, tôi gật đầu:
-         Tại cú điện thoại vừa rồi.
-         Tôi cũng đoán thế.  Sao? có chuyện không vui à? hay là bà dì ở Việt Nam làm sao rồi?
-         Không, dì tôi vẫn bình thường, nhưng…
Tôi kéo Ngọc Huệ ra một góc vắng, thì thầm kể hết.  Cô ta thở dài:
-         Thật là không may, nhưng bồ đừng lo lắng quá, có thể đây chỉ là một sự nhầm lẫn.  À này! thế bồ có định hủy bỏ chuyến đi nghỉ hè với các bạn bè của tụi mình ngày mai?
-         Không cần, hai tuần nữa cũng đâu có chết chóc gì. Tôi định sẽ không nói gì cho nhà tôi biết cả, cứ để anh ấy vui chơi cho trọn vẹn, bao giờ về hãy hay.
Có lẽ tôi là một người đóng kịch rất dở, vì vậy chỉ qua đến ngày thứ hai của cuộc hành trình đi Châu Âu, chồng tôi đã biết hết sự thực.  Nhưng trái với sự lo ngại của tôi, Khang tỏ ra rất bình tĩnh, chàng chỉ nhìn tôi với một vẻ thương hại:
-         Tại sao em lại dấu anh?
-         Tại vì em không muốn anh phải gián đoạn cuộc vui với các bạn bè.  Vả lại… Tôi nuốt nước bọt một cách khó khăn rồi mới thở dài buồn bã, em cũng muốn tận hưởng những ngày thần tiên sung sướng của cuộc nghỉ hè kỳ này, biết đâu đây chẳng là lần cuối cùng? 
-         Chỉ được cái nói dại!  Khang cau mày nói, em bi quan quá rồi đấy, anh không tin ở kết quả của phòng thí nghiệm, chưa có gì chắc chắn cả, đừng lo trước mất vui.
Nói xong, chàng để mặc tôi đứng một mình và chạy thật nhanh đến chỗ mọi người đang tụ tập ở trên bãi.  Tôi nhìn theo dáng điệu vui vẻ trẻ trung của chàng với một vẻ thèm thuồng, trên người chàng chỉ vận độc nhất có một cái quần ngắn và một chiếc khăn tắm vắt ngang trên vai, da chàng màu nâu hồng khỏe mạnh.  Ngày thường tôi cũng khoẻ mạnh, nhanh nhẹn đâu có kém, nhưng hôm nay tôi thấy uể oải như không còn một chút sinh lực nào cả.
Các bạn bè hò reo khi nhìn thấy chúng tôi, những người tới trễ.  Bọn họ gồm bốn cặp vợ chồng, với Ngọc Huệ nữa là chín, họ đã thuê sẵn năm cái ho bo nhỏ để trợt sóng, mỗi cái chỉ ngồi vừa hai người. Tôi không đi, môn thể thao này quả là quá mới và hơi nguy hiểm đối với những người không biết bơi như tôi.  Khang dặn tôi ngồi chờ ở trên bãi, rồi rất tự nhiên, chàng leo lên ngồi chung một xuồng với Ngọc Huệ.  Hôm nay cô nàng mặc một bộ áo tắm hai mảnh trông thật là hấp dẫn, nhan sắc Huệ chỉ thuộc loại trung bình, nhưng cô ta có một thân hình bốc lửa rất khêu gợi.  Nhìn cô ta ngồi bên Khang, lần đầu tiên tôi chợt có ý nghĩ hai người trông thật là xứng đôi.  Nếu mình cũng đi, Ngọc Huệ sẽ là một người thừa, không biết cô ta sẽ ngồi chung xuồng với ai? Tôi mỉm cười nghĩ thầm, nhưng mình đã không đi, cả bọn chắc phải biết ơn sự rút lui của mình, nhờ đó mà số lẻ thành số chẵn, vừa vặn khít khao, không thừa, không thiếu…
Cuộc chơi nhanh lắm, chỉ hơn một tiếng đồng hồ sau, mọi người đã trở lại, mình mẩy ướt mem nhưng mặt mày ai nấy đều rạng rỡ đầy vẻ thích thú, họ ồn ào rủ nhau đi tắm nước ngọt và thay quần áo để đi dạo phố.  Lần này thì tôi nhập cuộc với cả bọn, Khang mua cho tôi một cái mũ rơm để che nắng.
Ngày thứ năm, theo chương trình thì sẽ đi sang nước Ý thăm Venise, một thành phố nổi trên mặt nước.  Hành lý đã được chuyển đi từ sáng sớm, mọi người sau khi ăn điểm tâm xong đều tụ tập ở trước cửa khách sạn, chờ xe bus tới đón.  Tôi ra trước, đảo mắt tìm Khang nhưng không thấy, cả Ngọc Huệ cũng chưa tới, tôi đi loanh quanh tìm kiếm.  Thế rồi 10 giờ xe bus tới, mọi người lục tục theo nhau lên xe, Khang vẫn chưa thấy đâu.  Tôi sốt ruột trở về phòng của mình để tìm, và gặp Khang đang đi trên hành lang, nhưng không  phải một mình vì Ngọc Huệ đang vội vã theo sau, nét mặt có vẻ ngượng ngùng. Thấy tôi, cô ta gật đầu chào, môi nở một nụ cười gượng gạo và nói như phân bua:
-         Mình để quên một món đồ ở trong phòng, chợt nhớ ra mới quay lại lấy, may quá không thôi suýt nữa mất.  Xe bus đã tới rồi à?
Tôi gật đầu, chờ cho cô ta đi khuất mới quay sang hỏi Khang:
-         Nãy giờ anh ở đâu?
Khang ghé sát tai tôi thì thầm như không muốn cho người ngoài nghe thấy:  
-         Tự dưng đau bụng ghê gớm, chắc chiều hôm qua ăn đồ biển không tiêu.
Nói xong, Khang mở túi xách lấy ra lọ thuốc, dốc ra tay một viên Bismuthol  bỏ vào miệng, chiêu ngụm nước nuốt đánh ực một cái. Tôi thở phào, nắm tay chàng kéo đi như chạy:
-         Nhanh lên kẻo mọi người đang chờ, họ lên xe cả rồi, xe bus đã tới từ nãy giờ.
Hai hôm sau, chúng tôi rời nước Ý, đi dọc theo rừng Viennes của nước Áo và dọc theo con sông Danube thơ mộng đưọc nhà soạn nhạc Johann Strauss làm cho nổi danh thế giới với bản nhạc  “Le beau Danube bleu ” bất hủ.  Qua Thụy Sĩ, đi chơi trên hồ Lucernes, một cái hồ đẹp như ở trong các truyện thần tiên.  Ngày thứ mười, sang Pháp viếng tháp Eiffel, điện Elysées, viện bảo tàng Louvres và nhà thờ Notre Dames.  Ngày thứ mười ba, rời Paris, qua miền bắc nước Pháp nơi đã xảy ra cuộc Thế chiến thứ nhất, tới Calais và từ đây đáp tàu vượt biển Manches sang nước Anh thăm Luân Đôn, thành phố của sương mù, thăm điện Buckinghams, London Bridges… Ở đây giờ giấc thật lạ lùng, 11 giờ  khuya mà trời còn sáng như ban ngày, vào mùa hè  mặt trời chỉ đi ngủ mỗi ngày chừng ba, bốn tiếng.
Hai tuần nghỉ hè rồi cũng qua nhanh chóng, khi trở về mới là lúc phải đối diện với thực tế.  Đúng như lời tiên đoán của bác sĩ Quân, sau nhiều lần khám bệnh và thử nghiệm, tôi được cho biết là đã bị ung thư ngực thời kỳ thứ ba và phải cắt bỏ cả hai bên vú.  
Tỉnh dậy trong bệnh viện sau một giấc ngủ dài của thuốc mê, khuôn mặt đầu tiên tôi trông thấy đang ngồi thẫn thờ bên giường bệnh là khuôn mặt của Khang, chồng tôi, chàng trông bơ phờ và không dấu được vẻ thất vọng.  Tôi đưa tay sờ lên ngực bây giờ đang quấn đầy băng, cảm thấy như thiếu vắng một cái gì đó, à phải rồi hai khối tròn căng, ấm áp quen thuộc.  Qua phút bàng hoàng, khi ý thức được đây là sự thật, tôi trào nước mắt khóc cho một phần thân thể đã bị cắt lìa.  Nhưng đó mới chỉ lkhởi đầu, cuộc đời của tôi thay đổi hoàn toàn sau cái ngày ghê gớm đó, chỉ trong vòng một thời gian ngắn thôi mà  từ một người đang khỏe mạnh, tôi trở thành một kẻ thân tàn ma dại.  Những vết mổ trên ngực tôi sau khi lành đã để lại những đường may ngang dọc trông thật là xấu xí.  Tôi không dám nhìn vào ngực mình bây giờ chỉ còn là một mặt phẳng đỏ hỏn, sần sùi những sẹo, cảm nhận một sự mất mát lớn lao không những về thể xác mà còn cả về tinh thần.  Người tôi bây giờ mất thăng
bằng, thân thể lệch lạc đã đành, đầu óc cũng lệch lạc, hoang mang.  Những lần trị liệu bằng hoá chất và phóng xạ làm tiêu hao nốt phần da thịt còn lại, người tôi bây giờ trông giống như môt bộ xương biết đi.        
Khang lấy cớ tôi cần được yên tĩnh nên dọn ra phòng riêng, tôi không trách chàng đã cố tình tránh né, chính tôi còn ghê tởm thân hình của mình, huống chi người chồng?  Nhưng thái độ lạnh lùng của chàng làm cho tôi tủi thân, hơn lúc nào hết, tôi đang cần một cái phao để bám vào mà sống, nhưng cái phao đó đã rời khỏi tầm tay và đang trôi đi từ từ mỗi lúc một xa… Tôi cô đơn vô cùng, trong cuộc chiến đấu với bệnh tật, tôi không có một nâng đỡ tinh thần nào cả.  Khang bận rộn với công việc và thường xuyên vắng nhà, lúc về mà thường về rất trễ, chàng chỉ hỏi han tôi qua loa rồi bỏ vào phòng riêng đóng cửa lại, để mặc tôi với những cơn đau vật vã.  Tôi sụm đi nhanh chóng, cho tới khi tôi không còn có thể tự đi đứng một mình được thì Ngọc Huệ xuất hiện.  Cô ta nhìn tôi thương cảm, sau một hồi suy nghĩ, Ngọc Huệ bỗng nói:
-         Tôi là y tá, nếu anh chị muốn thì tôi có thể tới đây hàng ngày để săn sóc cho chị.
Tôi còn đang bàng hoàng trước đề nghị bất ngờ thi Khang đã đồng ý liền, chàng quay sang tôi vui vẻ nói: 
-         Đối với một bệnh nhân là phụ nữ thì tốt hơn hết phải cần một người y tá cũng là phụ nữ thì mới thích hợp, phải không em?
Chàng nói có lý và tôi gật đầu:
-         Em cũng nghĩ thế, em đang cần một người biết về thuốc men để giúp đỡ và cũng cần một người bạn để tâm sự.
Nói xong tôi nhìn Ngọc Huệ, cô ta mỉm cười sốt sắng:
-         Tôi sẽ làm cả hai việc đó cho bồ.
Thế rồi để cho tôi yên tâm, cô ta nói nửa đùa nửa thật:
-         Đừng thắc mắc gì cả, cứ trả lương thật hậu cho tôi là được rồi, tôi đang thất nghiệp mà.
-         Điều kiện này thì tôi đủ sức.
Tôi nói một cách khiêm tốn, vì thật sự thì với tình trạng tài chánh của gia đình, chúng tôi dư sức mướn một lúc hai, ba người y tá làm việc toàn thời gian với số lương cao nhất.  Cha tôi là một đại thương gia, ông qua đời cách đây bốn năm, đã để lại cho tôi một gia sản kếch sù.  Khang nói:
-         Yên tâm đi, chúng tôi không để cô bị thiệt đâu!
Ngọc Huệ vui mừng:
-         Vậy là đồng ý rồi nhé?  Ngay ngày mai tôi có thể bắt đầu được rồi. 
Sau đó chúng tôi thảo luận về giờ giấc và về lương bổng rồi Ngọc Huệ ra về, hôm sau mới trở lại.  Ngọc Huệ quả là một người y tá giỏi, lại nữa cô ta làm việc rất siêng năng, chăm chỉ, nhờ có cô ta, tôi cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn trước.  Mấy tháng sau, bệnh tôi bỗng biến chứng, thỉnh thoảng hay lên những cơn đau về ban đêm.  Mặc dù cố gắng chịu đựng, nhưng tôi cũng không thể ngăn nổi những tiếng rên, làm cho Khang không ngủ được và những khi đau quá, tôi vẫn phải nhờ chàng xoa bóp.  Thấy Khang sụt kí vì phải thức đêm mà sáng hôm sau còn phải dậy sớm đi làm, tôi than thở với Ngọc Huệ, cô ta nói ngay: 
-         Tưởng gì, nếu bồ bằng lòng thì tôi sẽ dọn hẳn về đây ở, để có thể lo cho bồ cả lúc ban đêm nữa.
Tôi ngập ngừng:
-         Như thế có quá đáng lắm không? sao tôi ngại quá… 
-         Yên tâm đi, chẳng có gì là quá đáng cả, bồ trả lương cho tôi  hậu hỹ lắm, tôi phải làm việc cho xứng đáng chứ.  Đừng quên tôi là y tá của viện dưỡng lão đã gần mười năm rồi, tôi có thừa kinh nghiệm và lòng kiên nhẫn, cũng như có đủ sức khỏe để có thể săn sóc cho những bệnh nhân liệt giường, liệt chiếu…
Cô ta còn nói nhiều nữa, nhưng tôi không  nghe hết, mấy tiếng “ viện duỡng lão ” làm cho tôi chạnh lòng nghĩ ngợi, chẳng lẽ mình đã giống như một bà già trong viện dưỡng lão rồi ư?  Có thể lắm, bệnh tật đã lấy đi của tôi hết mọi thứ: tuổi trẻ, nhan sắc, sự yêu đời và cả lòng tự tin, còn lại có chăng chỉ là sự giàu có mà người ta còn đôi chút nể vì.
Tôi lén nhìn cô ta và âm thầm làm một cuộc so sánh: cùng bằng tuổi nhau  mà cô ta trông tươi tắn, trẻ trung tràn đầy sức sống, còn tôi thì khô héo, nhăn nheo và già khú.
Nói một cách công bằng thì không thể tìm đâu ra một người y tá giỏi hơn Ngọc Huệ.  Ngoài việc săn sóc cho tôi thật chu đáo, cô ta đã đem sinh khí đến cho gia đình này, những tiếng nói cười vui vẻ hồn nhiên của Huệ đã làm cho căn nhà bớt lạnh lẽo, xua đi cái không khí bệnh hoạn thường làm mọi người muốn ngộp thở.  Từ dạo có Huệ, Khang không hay vắng nhà như trước và có vẻ lưu tâm đến tôi hơn xưa.  Cả hai người cùng ra sức chiều chuộng tôi, cố gắng làm cho tôi hài lòng, chẳng biết vì lòng thương hại hay vì một mục đích gì khác, họ đối xử với tôi dịu dàng và lịch sự một cách khách sáo.  Hai người ăn ý nhau lắm và làm việc gì hình như cũng có sắp đặt trước, tôi có cảm tưởng như họ đang đóng một vở kịch, một vở kịch tử tế, cốt để lấy lòng tôi.  Nhưng những diễn viên dù tài giỏi tới đâu cũng có đôi lúc sơ hở, tỏ ra mất tự nhiên, họ cũng thế.  Những người đau ốm thường hay  khó tánh, tôi cũng không ra khỏi ngoại lệ, đôi lúc tôi thấy rõ ràng Khang  nhăn mặt tỏ vẻ khó chịu, nhưng khi Ngọc Huệ lừ mắt một cái, anh chàng vội vã sửa bộ mặt thành vui vẻ ngay, nhưng những nét vui giả tạo đó không thể qua khỏi mắt tôi.  Hình như họ có một chương trình hoặc một kế hoạch riêng mà tôi chỉ lờ mờ đoán hiểu, ngay cả việc Ngọc Huệ tới đây và ở hẳn trong căn nhà của tôi, chắc cũng nằm trong kế hoạch của họ.  Những dấu hiệu phản bội của họ đã bắt đầu từ cuộc nghỉ hè ở Châu Âu vừa rồi.  Nhưng thôi, đàng nào tôi cũng sắp chết, ghen tuông chi cho mệt.
Sức khoẻ của tôi càng ngày càng suy sụp, lần tái khám mới đây cho thấy ung thư đã lan tràn cùng khắp.  Nhưng tôi không muốn nhập viện, tôi sợ không khí nhà thương với bốn bức tường lạnh toát, sợ mùi thuốc men, sợ những tiếng rên la và sợ nhất là những ống thông, những dây rợ cắm chằng chịt trên người.
Săn sóc cho tôi ở nhà là một việc vô cùng vất vả, nhưng cả hai người đều tỏ ra nhẫn nại, không bao giờ cằn nhằn hoặc cau có khi phải làm những việc nặng nhọc như tắm rửa hoặc bế ẵm tôi lên xuống thang lầu.  Tôi định mướn thêm một người đàn ông để làm những việc ấy, đàn ông dù sao cũng khỏe hơn đàn bà, nhưng cả Khang và Ngọc Huệ đều gạt đi.  Khang làm như việc để một người đàn ông không phải là chồng bế ẵm tôi là một điều không nên.  Ôi chao! thật là trẻ con, một sự giả vờ đến buồn cười, cái thân xác thối tha tàn rữa này nhiều lúc đã làm cho họ lợm giọng, tôi có thể nhận ra qua hành động nín thở của họ.  Thôi cũng được, cứ để cho hai người vất vả một chút để sau này có thể hưởng hạnh phúc bên nhau và hưởng luôn gia tài của tôi mà khỏi phải áy náy, công lao của họ cũng nhiều.   
Trước mặt tôi, cả hai người cùng giữ gìn ý tứ, làm ra vẻ lạnh nhạt với nhau, nhưng sau lưng tôi, họ làm gì, tôi đâu có thể biết được?  Tôi bây giờ tàn phế, ngồi trên xe lăn, đầu óc tỉnh táo nhưng cơ thể kiệt quệ mất hết sinh lực, đời sống hoàn toàn phụ thuộc vào người khác từ miếng ăn thức uống, đến việc đi lại, tất cả đều không làm được một mình, tất cả đều phải cần người giúp đỡ.  Tuy nhiên tôi cần ngủ nhiều hơn là ăn và cũng ít khi di chuyển, buổi sáng ngoài một giờ đẩy xe lăn cho tôi đi dạo ở trong vườn để tắm nắng, tôi thường ở một mình trong phòng riêng.  Ngoài hai bữa cơm, những lần uống thuốc và một lần đi tắm, họ thiếu gì thời giờ dể riêng tư với nhau     
Buổi tối, sau bữa cơm chiều, Ngọc Huệ hỏi tôi có cần gì thêm trước khi đem tôi lên lầu đưa vào phòng riêng, đóng cửa lại là xong bổn phận.  Tất cả mọi thứ tôi cần dùng như nước uống, thuốc an thần, sách truyện, đồ bấm đèn, bấm TV v…v…  đều để sẵn cả ở trên cái bàn đêm, bô đi tiểu để dưới gầm giường, tất cả đều ở trong tầm tay.  Tôi có cần gì bất thường thì mới bấm chuông gọi, mà tôi thì ít khi gọi bất thường lắm, chỉ trừ những lúc lên cơn đau dữ dội, tôi cố tránh không muốn làm phiền hai người.    
Ban đêm mới là lúc tôi sống cho mình, tôi nằm suy nghĩ sự đời, nhớ tiếc quá khứ.  Quay về thực tại, tôi phân tích những việc xảy ra trong ngày và lẩn thẩn đoán cả những việc sẽ xảy ra sau khi tôi chết đi, đương nhiên Ngọc Huệ sẽ thay thế tôi làm chủ căn nhà này.  Nghĩ đến việc hai người sẽ ở trong căn phòng của tôi, xử dụng những đồ đạc của tôi, làm tình với nhau trên cái giường của tôi, tự nhiên tôi cảm thấy khó chịu.  
Hai người vẫn tiếp tục đóng kịch, nhưng có lẽ vì đóng quá lâu một vở kịch cũ, nên họ đã thiếu thận trọng và tôi dễ dàng nhận ra những sơ hở của họ, những ánh mắt đồng loã nhấm nháy nhau.  Một lần, sau cơn đau đớn quằn quại, tim tôi đã ngưng đập và tôi ngộp thở ngất xỉu, nhưng tai tôi còn nghe rõ ràng những tiếng reo vui của họ và sau đó thì tôi tỉnh lại, người vã đầy mồ hôi.  Ngọc Huệ nhìn tôi xửng xốt, thật là khó tin tôi có thể sống lại, cô ta đưa mắt nhìn chồng tôi với một vẻ thất vọng lộ ra trên nét mặt, còn Khang thì thở dài chán nản, bực bội bỏ ra khỏi phòng.  Họ đã lộ nguyên hình là những kẻ khốn nạn, nhưng tôi lờ đi làm như không biết, không hay gì cả, cứ để mặc cho họ đóng nốt màn kịch tử tế.
Nhưng sự sống dai của tôi dã làm lung lay lòng kiên nhẫn của họ, tôi biết họ sốt ruột mong cho tôi chết sớm, những ánh mắt của họ đã nói lên như vậy. Những người sắp chết thường có giác quan rất bén nhậy và tinh tường vô cùng, tôi đã nhận biết hết và tôi suy nghĩ có lẽ tôi sẽ phải làm một điều gì đó để trừng phạt cái tội phản bội của họ trong lúc tôi còn sống, để họ đừng tưởng là tôi mù và cười với nhau về sự ngu ngốc của tôi.
Ngẫm lại mà chán cho tình đời, có những đêm không ngủ được, tôi thường nằm yên trên giường nhìn qua cửa sổ lên bầu trời đầy sao, nhớ lại lúc còn nhỏ, cha tôi thường dạy cho tôi cách phân biệt đâu là sao bắc đẩu mà các thủy thủ đi biển thường dùng để định hướng và họ gọi là sao dẫn đường, đâu là chòm hùng tinh, đại hùng tinh, tiểu hùng tinh v…v… Trên nền trời tối đen, còn có mặt trăng và cả ngàn ngôi sao khác, nhưng xa hơn cả, có một ngôi sao nhỏ luôn luôn lấp lánh như mời gọi, nơi đó là phương đông, quê hương của tôi, nơi tôi đã sinh ra và sống suốt quãng đời thơ ấu.  Ngày xưa mẹ tôi cũng thích ngắm sao, mỗi khi có vì sao xẹt, bà lại chắp hai tay, nói thật nhanh một điều uớc…  Kỷ niệm xưa hiện về làm tôi cảm động, tôi nói với ngôi sao như nói với một người bạn:
-         Sao ơi, chờ nhé! tôi sẽ về, thế nào tôi cũng sẽ về…
Phải về thôi, ý định trở về đã manh nha có từ lâu rồi, ở đây đời sống căng thẳng quá, lúc nào cũng phải lo lắng cho sự tồn tại của mình, ấy là chưa kể những sự kỳ thị về màu da của những người bản xứ.  Nhớ lại lúc xưa, đi thăm một bà cô bị đau nặng, nghe bà ấy nói:   
-         Cô không sợ chết cháu ạ, chỉ sợ sau khi chết sẽ bị ma Mỹ nó bắt nạt.
Lúc đó nghe xong, tôi chỉ buồn cười, bây giờ nghĩ lại mới thấy thương, những sự lo ngại của bà đâu phải là vô căn cứ, ắt hẳn phải có nguyên do nào cô tôi mới thốt lên câu nói bi quan như vậy?  Phải mà, không cùng ngôn ngữ, khác phong tục tập quán, khác màu da thì làm gì có tình đồng bào…
-         Đã đến lúc quay về rồi, sao ơi!
Sao nhấp nháy như vui mừng. Ý muốn trở về càng ngày càng thôi thúc, khi Khang dục tôi làm chúc thư, tôi đồng ý ngay, nhưng với một điều kiện:
-         Hãy cho em về Việt Nam để em được chết trên quê hương.
Khang ngần ngừ, nhưng tôi rất quyết liệt:
-         Em chỉ đưa chúc thư cho anh trước khi đặt chân lên máy bay.
Nhìn vẻ mặt băn khoăn của Khang, tôi hiểu ngay và tôi nói:
-         Đừng lo gì cả, em đã tính toán đâu vào đó cả rồi, anh sẽ được hưởng chúc thư trong lúc em còn sống, như thế có phải hơn không? 
Tôi nhìn thẳng vào mắt chàng, nói thong thả từng tiếng một:
-         Vì biết đâu em còn ngắc ngoải lâu lắm… 
Khang cúi mặt xuống, trốn tia nhìn của tôi.  Quan sát thái độ lăng xăng nịnh bợ của chàng những ngày sau đó, tôi càng thấy quyết định của mình là đúng.
Ra tiễn tôi tại phi trường có Khang, Huệ và người luật sư riêng của tôi.  Khi người tiếp viên hàng không đẩy cái xe lăn của tôi tới chân thang phi cơ, tôi quay lại và nhìn thấy rõ ràng người luật sư của tôi đang trao cho Khang cái phong bì lớn màu nâu trong đựng những giấy má văn tự về căn nhà, và tờ chúc thư của tôi với phần chia cho Khang.  Sau đó ông ta dơ tay lên vẫy vẫy làm hiệu như đã dặn trước.  Tôi cũng dơ tay lên vẫy lại, rồi sau đó mới yên tâm để cho cô nhân viên hàng không tiếp tục đẩy xe lăn của tôi vào trong phi cơ và giúp tôi ngồi xuống ghế, buộc dây lưng an toàn.
Tôi mỉm cười khi tưởng tượng đến những bộ mặt thất vọng lẫn tức giận của Khang và Huệ khi đọc tờ chúc thư.  Không, tôi đâu có xử ép họ, toà biệt thự đang ở tôi để lại cho họ đã dư thừa để trả công cho cả hai người đã săn sóc tôi trong thời gian vừa qua.  Tất cả tiền bạc trong ngân hàng gồm cả những bất động sản khác, tôi đã ngầm bán hết, gom cả cho vào một chương mục dưới tên của tôi để xử dụng trong thời gian tôi còn sống.  Tôi dự tính một phần sẽ tặng cho giáo hội, phần còn lại sẽ tặng cho một cơ quan từ thiện để xây dựng trường học, bệnh viện, hoặc để cứu giúp các nạn nhân đang bị thiên tai.  Đây là lúc những đồng bào khốn khổ của tôi cần được giúp đỡ hơn bao giờ hết, tôi muốn đóng góp một tấm lòng, muốn chia sẻ với họ để làm vơi bớt những đau thương mà họ đã phải gánh chịu trước những trận bão lụt thật khủng khiếp.  Cuộc sống chỉ có ý nghĩa nếu trước khi chết đi, có thể làm được một việc gì có ích cho mọi người.
Ra đón tôi tại phi trường là mẹ bề trên và một sơ họ đạo trong dòng Chúa cứu thế.  Mẹ bề trên chính là dì Tư, em ruột của má tôi, bà đi tu từ thuở còn trẻ, chính bà đã nuôi dưỡng tôi trong suốt quãng đời thơ ấu, từ khi má tôi qua đời từ năm tôi mới lên tám tuổi, nay cũng chính bà đã đón tôi về.
Trước khi đỡ tôi ngồi xuống xe lăn, mẹ bề trên dang rộng đôi tay ôm tôi vào lòng xiết chặt: 
-         Sau cùng thì con đã về. 
Tôi gật đầu cảm động:
-         Phải, mẹ ạ! Lá rồi sẽ rụng về cội thôi, đâu có nơi nào bằng quê hương mình.
-         Hy vọng về đây, con sẽ thấy khá hơn.
-         Nhất định rồi.
Tôi nói với mẹ bề trên cũng như nói với chính mình, giã từ mảnh đất xa lạ với những con người xa lạ không cùng màu da, tiếng nói, giã từ lối sống hối hả bon chen làm đầu óc lúc nào cũng căng thẳng.  Xa rời những người chỉ biết có đồng tiền như Khang và Huệ, không phải lo đối phó với những âm mưu, toan tính của họ, chắc chắn tôi sẽ thoải mái, dễ chịu hơn.  
Chúng tôi ra khỏi phi trường, trời vừa mới qua cơn mưa, mặt đường ướt loáng, không khí trong mát thoảng một mùi hương dễ chịu, một thứ mùi quen thuộc… Tôi chợt à lên một tiếng:
-         Mùi hương đất! 
Đúng rồi, mùi hương của đất sau cơn mưa tôi vẫn thích hít thở từ khi còn bé…  Tôi mỉm cười nhớ lại khi xưa bà ngoại vẫn thường nói “ Ai thích ngửi hương đất thì sẽ khó lòng mà sống xa quê hương bởi vì đó không phải đơn thuần chỉ là hương đất, mà chính là hương quê. ’’  Đúng quá rồi, nơi xứ người, tìm đâu ra mùi hương nồng nàn của đất có pha lẫn mùi rơm rạ như mùi hương quê ngoại, tìm đâu ra những buổi chiều vàng có tiếng sáo diều chơi vơi và những tiếng hò của các cô thôn nữ đang cấy lúa trên đồng xa…  
Lòng tôi rộn ràng, nhớ sao là nhớ cái thuở còn thơ, mái trường xưa, thày học cũ.  Nhớ sao là nhớ cây đa, cái miếu đầu làng, dòng sông hiền hoà uốn khúc quanh co, nước trong veo in bóng những rặng tre xanh mọc dọc theo hai bên bờ, dòng sông êm ả tôi vẫn qua đò hàng ngày để đi học.  Nhớ sao là nhớ những đêm lễ hội với những đám hát chèo… Ôi  tuổi thơ thần tiên, ôi dĩ vãng êm đềm! tất cả đã đi vào quá khứ.  Quá khứ qua đi không bao giờ trở lại, nhưng kỷ niệm thì còn mãi vì đã in sâu vào ký ức, nó làm rung động con tim, nó làm nung nấu lòng người mỗi khi gợi lại, bởi vì có ai quên được nơi chôn nhau cắt rốn của mình?
Tôi sung sướng đến chảy nước mắt khi nhìn lại những cảnh cũ sau nhiều năm xa cách.  Quê hương ơi! tôi đã trở về, tôi đã đặt chân lên mảnh đất của quê mẹ, nơi tôi đã ra chào đời và sẽ nằm xuống khi nhắm mắt.  Mảnh đất mẹ Việt Nam sẽ ôm trọn hình hài của tôi, cũng như đã ôm trọn hình hài của tất cả những đứa con Việt Nam từ bao nhiêu thế hệ nối tiếp nhau ra đời, qua bao nhiêu thăng trầm rồi sau cùng quay về nằm xuống, an giấc thảnh thơi  trên đất mẹ.
Tôi bồi hồi kéo cao cổ áo nhìn ra ngoài trời, nắng sắp tắt rồi, nhưng ráng chiều còn đỏ rực, mây từng cụm trôi lang thang trên nền trời đang từ từ ngả thành màu tím.  Chiều đang chậm buông, gió xoáy từng cơn đuổi lá khô nghe xạc xào, chim chóc đua nhau bay về tổ, con người cũng tìm về với cội nguồn.  Trời mùa đông lạnh lẽo, nhưng lòng tôi ấm áp lạ thường, tôi đã toại nguyện rồi. 
  
         PHƯƠNG LAN